Đau nhức xương khớp toàn thân: Nguyên nhân và Cách điều trị

       Đau nhức xương khớp toàn thân: Nguyên nhân và Cách điều trị

 

Tình trạng đau nhức xương khớp toàn thân có thể biểu hiện ở nhiều cách khác nhau. Một số người có thể trải qua cơn đau trong vài ngày và tự khỏi, trong khi những trường hợp khác có thể kéo dài nhiều tuần hoặc thậm chí lâu hơn. Điều này phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau và tình trạng sức khỏe của từng người. Vậy đau nhức xương khớp toàn thân là gì, nguyên nhân đau nhức xương khớp, cách giảm đau nhức xương khớp, đau xương khớp nên ăn gì?

Đau nhức xương khớp toàn thân là gì?

Đau nhức xương khớp toàn thân là tình trạng người bệnh cảm thấy đau nhức xương khớp ở nhiều vị trí trên cơ thể. Một số người bệnh còn xuất hiện những triệu chứng đi kèm như sưng tấy, đỏ nóng, căng cơ và cứng khớp. Tình trạng này gây nhiều trở ngại trong sinh hoạt hằng ngày.

 

Người bệnh có thể bị đau xương khớp do nhiều nguyên nhân. Trong đó, đáng lo ngại nhất là nhóm bệnh lý khớp mạn tính như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, như thoái hóa khớp, gout…

 

Các bệnh lý này nếu không điều trị sớm và đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như teo cơ, biến dạng khớp… lâu dần sẽ mất hoàn toàn khả năng vận động khớp. Do đó, nếu bị đau nhức xương khớp toàn thân trong thời gian ngắn hay dài, ở mức độ nặng hay nhẹ, người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán sớm và hạn chế các biến chứng sau này.

 

Nguyên nhân đau nhức xương khớp

Nguyên nhân gây đau nhức khớp có rất nhiều. Tùy vào từng nguyên nhân, tính chất cơn đau cũng khác nhau, phương pháp điều trị cũng khác nhau. Hầu hết các nguyên nhân gây đau khớp là vô hại. Tuy nhiên, một số cơn đau khớp cần điều trị trong thời gian dài vì gây ra các vấn đề về khớp lâu dài. 

Thoái hóa khớp

Một trong những bệnh lý mãn tính về xương khớp gây mỏi các khớp, nhức khớp chính là thoái hóa khớp. Bệnh thường gặp ở những người trên 40 tuổi, đặc biệt là sau 60 tuổi. Thoái hóa khớp gây ra tình trạng lớp sụn khớp và đĩa đệm suy yếu kèm theo tình trạng  giảm dịch nhầy bôi trơn tại các khớp và viêm màng hoạt dịch khớp. 

 

Điều này khiến việc cử động của các khớp khá khó khăn gây đau và cứng khớp. Hầu hết các khớp trong cơ thể đều có nguy cơ bị thoái hóa, thường gặp nhất là thoái hóa khớp gối, khớp háng, khớp ngón tay, bàn tay, thoái hóa cột sống lưng, cột sống cổ.

Chấn thương

Các chấn thương liên quan đến khớp cũng chính là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau khớp, mỏi khớp.

  • Sai khớp: Khi vận động không đúng cách trong sinh hoạt, lao động hoặc chơi thể thao sai tư thế có thể gây ra tình trạng sai khớp hoặc bán trật khớp. Chấn thương này  gây đau khớp và có thể tái diễn nhiều lần . Nếu không được điều trị kịp thời, sai khớp có thể kéo theo tổn thương dây chằng , bao khớp và những tổn thương không hồi phục khác.
  • Gãy xương: Là tình trạng mất liên tục của xương, gây ra chảy máu, co kéo các cơ đi kèm. Tình trạng này có thể gây ra tràn máu khớp lân cận và đau nhức tại khớp tăng lên.
  • Tổn thương dây chằng: Đây cũng là một trong những chấn thương thường gặp gây đau khớp, nhức mỏi khớp. Đứt 1 phần hoặc đứt hoàn toàn dây chằng sẽ gây hạn chế vận động khớp kèm theo đau khớp các mức độ khác nhau.

 

Gout

Sự lắng đọng tinh thể monosodium urate vào mô gây viêm khớp cấp tính hoặc mãn tính. Cơn viêm khớp cấp tính xảy ra ở một khớp, thường gặp ở khớp bàn ngón chân cái. Triệu chứng cơn gout cấp chính là sưng, nóng, đỏ, đau khớp đột ngột dữ dội.

Gút là bệnh thường gặp ở nam giới hơn nữ giới. Bệnh khởi phát ở nam giới trung niên và nữ giới sau mãn kinh, hiếm gặp ở người trẻ và thường nặng hơn ở những người khởi phát bệnh trước 30 tuổi.

 

Thiếu vitamin D

Vitamin D là một trong những dưỡng chất giúp hấp thụ canxi giúp xương chắc khỏe. Dấu hiệu thiếu vitamin D có các biểu hiện thường gặp như mỏi các khớp, nhức khớp, cơn đau kéo dài và tái phát ở xương kèm theo mệt mỏi.

 

Phụ nữ mãn kinh

Phụ nữ mãn kinh thường có các triệu chứng dễ nhận biết như bốc hỏa, rối loạn giấc ngủ, hội chứng niệu dinh dục, ra mồ hôi ban đêm. Đặc biệt là kèm theo dấu hiệu mỏi khớp, nhức khớp.

Các loại đau nhức xương khớp và dấu hiệu, triệu chứng thường gặp

Đau mỏi vùng cổ vai gáy: bạn thấy vùng cột sống cổ đau âm ỉ hay căng cứng, kèm theo cơn đau lan ra vùng sau gáy, vùng thái dương, vùng vai, tay nên người bệnh cảm giác đau mỏi, ê ẩm khắp người khiến bạn hạn chế vận động vùng cổ, khó xoay người, nghiêng đầu, nhất là khi giữ lâu một tư thế. Nguyên nhân do thời tiết lạnh, phòng điều hoà lạnh khiến cơ bắp và các khớp xương co rút chèn ép mạch máu vùng cổ lưu thông kém. Thậm chí, tình trạng này xảy ra nếu bạn ngủ gối quá cao hay nằm lâu một tư thế, ngồi xem tivi hay máy tính quá lâu, tập thể dục thể thao không khởi động kỹ, không đúng tư thế, gội đầu, tắm khuya làm giảm lượng oxy cung cấp cho mạch máu. Ngoài ra, người bị đau mỏi vùng cổ vai gáy còn do trầm cảm, lo lắng, tổn thương đĩa đệm, đốt sống sau chấn thương, thoái hóa cột sống lâu ngày, chèn ép rễ, dây thần kinh hoặc do viêm khớp dạng thấp, viêm màng não, ung thư…

Đau mỏi vùng cánh tay: hiện tượng đau mỏi cơ bắp tay, cổ tay thường gặp ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân đau mỏi tay do gối đầu lên cánh tay lúc ngủ khiến cơ và mạch máu bị chèn ép lâu, khiến máu lưu thông kém, khi tập thể dục thực hiện chưa đúng kỹ thuật, do thiếu canxi, vitamin D và dễ bị chuột rút, nhất là người già, người thừa cân, béo phì, người ít vận động. Ngoài ra, người bệnh từng có vấn đề về xương khớp như thoái hóa, viêm khớp, ung thư xương… cũng có thể bị đau mỏi tay, đau mỏi xương khớp. Hoặc người bệnh bị biến chứng đái tháo đường, xơ vữa động mạch, thiếu máu não, các bệnh về gan và thận, chấn thương, va chạm mạnh ở tay khiến máu tích tụ, bầm tím ngày càng nhiều cũng gây đau mỏi vùng cánh tay.

Đau mỏi lưng: thường gặp ở người tuổi trung niên và người cao tuổi do bong gân, chấn thương, sinh hoạt sai tư thế, trật vẹo trong vùng thắt lưng, viêm khớp, viêm cột sống dính khớp, tổn thương đĩa đệm, áp xe ngoài màng cứng, thoái hóa khớp cột sống, tổn thương khớp cùng chậu, thoái hóa các đốt sống, hẹp ống sống, cong vẹo cột sống… Ở nhóm bệnh này thường do thói quen hút thuốc lá khiến cơ thể không dung nạp được nhiều chất dinh dưỡng cho đĩa đệm ở lưng; ít tập thể dục, thừa cân làm tăng áp lực lên đĩa đệm, cơ và khớp, người có tiền sử bị viêm khớp, viêm cột sống, ung thư xương…

Đau mỏi vùng chi dưới: xảy ra tại khớp cổ bàn ngón chân, khớp háng, khớp gối, thường gặp ở người ít vận động, người lớn tuổi khiến bắp đùi và cơ vùng bắp chân có cảm giác đau, mỏi, tê nhức và đôi khi là chuột rút. Khi xuất hiện những triệu chứng nhức mỏi bắp chân, đùi, bàn chân bị tê… bạn nên nghỉ ngơi, thư giãn, duỗi thẳng chân ra và xoa bóp nhẹ nhàng giúp giảm đau và các mạch máu được lưu thông dễ dàng hơn.

Điều trị bệnh đau nhức xương khớp toàn thân

Khi đến khám, bác sĩ sẽ dựa vào từng nguyên nhân và mức độ bệnh sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng người bệnh riêng biệt. Đó là cách giảm đau nhức xương khớp nhanh nhất và hiệu quả nhất.

  • Thuốc: người bệnh được dùng thuốc giảm đau, chống viêm, giãn cơ, tăng cường sức đề kháng, nâng cao thể trạng.
  • Vật lý trị liệu phục hồi chức năng
  • Sử dụng thuốc đông y và các phương pháp điều trị bằng y học cổ truyền, châm cứu, cấy chỉ, giác hơi, hỏa long cứu, xoa bóp bấm huyệt…
  • Hóa trị, xạ trị trong các bệnh lý ung thư Phẫu thuật
  • Giảm đau tại nhà

Tuy nhiên, những phương pháp trên cần phải được bác sĩ tư vấn, khám để đưa ra lời khuyên và kê toa hợp lý, tránh để lại hậu quả không mong muốn.

Phòng tránh đau nhức xương khớp toàn thân

  • Hãy tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Trước khi tập nên khởi động nhẹ nhàng, đúng kỹ thuật, tập mức độ vừa phải, chọn môn thể thao phù hợp sức khỏe.
  • Tắm nước ấm, không quá nóng không quá lạnh để thư giãn toàn bộ cơ thể.
  • Bổ sung canxi, vitamin D theo hướng dẫn bác sĩ, tăng cường sức đề kháng, dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Mát xa vùng cổ, vai, lưng, tay và chân sau những hoạt động thể thao hoặc sau giờ làm việc.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ và cân đối, điều này giúp bạn có chế độ ăn uống tốt cho người bị đau nhức xương khớp.
  • Uống đủ nước cho cơ thể, thường 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
  • Tránh công việc và cuộc sống căng thẳng lo lắng kéo dài và ngủ đủ giấc.
  • Tránh các thói quen và tư thế sai cách trong sinh hoạt hàng ngày.