Đau Nhức Xương Khớp Ở Người Cao Tuổi

Đau Nhức Xương Khớp Ở Người Cao Tuổi

Người cao tuổi thường mắc các vấn đề về xương khớp gây khó khăn trong cuộc sống. Theo ghi nhận có đến 60% người cao tuổi bị đau nhức xương. Đây chính là nguyên nhân gây ra suy giảm khả năng vận động. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp cho bạn đọc những kiến thức giúp chăm sóc sức khỏe cho xương thật tốt.

 

  1. Tổng quan bệnh đau nhức xương khớp ở người lớn tuổi

Đau nhức xương khớp là căn bệnh thường gặp nhất ở người lớn tuổi. Theo thống kê có khoảng 60% người trên 60 tuổi mắc bệnh về xương và tuổi càng cao thì tỷ lệ càng tăng.

Nhiều người cho rằng tình trạng đau nhức là do lão hóa tự nhiên thế nên họ cố gắng chịu đựng cơn đau. Thế nhưng ít ai biết rằng nếu không chữa trị thì cơn đau này sẽ chuyển sang mãn tính và làm ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày. Thậm chí có khoảng 10% người bệnh không được chữa trị đã chuyển sang biến chứng trầm trọng, có thể là tàn tật.

Người cao tuổi có thể gặp tình trạng đau nhức ở bất cứ khớp nào trên cơ thể như cổ, lưng dưới, tay chân. Theo thống kê cho thấy những vị trí khớp thường bị đau nhức ở người lớn tuổi là:

  • Đầu gối: có khoảng 30.6% người bệnh đau nhức đầu gối và tỷ lệ tăng dần theo độ tuổi ở nữ giới.
  • Hông: tỉ lệ thấp hơn khớp gối với 17.5% và tỷ lệ cũng tăng dần theo độ tuổi.
  • Tay: có khoảng 13% đàn ông và 26% phụ nữ trên 70 tuổi được chẩn đoán đau ít nhất 1 khớp tay.
  • Cột sống: tỷ lệ khoảng 16.9 – 19% bệnh nhân bị đau cột sống.

  1. Nguyên nhân gây ra đau nhức xương khớp ở người cao tuổi

2.1. Nguyên nhân cơ giới

  • Chấn thương: Những biến dạng thứ phát gặp sau tai nạn giao thông, té ngã,… gây ảnh hưởng đến khớp, các dây chằng khiến xương khớp bị tổn thương.
  • Thừa cân: Do béo phì gây ra áp lực cho các khớp nhất là khớp gối và lưng. Về lâu dài cơn đau sẽ chuyển thành mạn tính.
  • Ăn uống thiếu chất: Khi trẻ tuổi ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, nhất là thiếu hụt canxi, omega 3 sẽ làm gia tăng khả năng bị đau nhức xương khi về già.
  • Chế độ sinh hoạt không lành mạnh: Thói quen sử dụng chất kích thích như rượu bia, hút thuốc lá, sử dụng ma túy,… cũng là tác nhân gây đau nhức xương khớp ở người cao tuổi.
  • Thay đổi thời tiết: Thời điểm chuyển giao giữa các mùa rất dễ làm cho người già gặp vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là đau nhức về xương.
  • Ít vận động cơ thể: Người nào ít vận động cơ thể rất dễ bị cứng các khớp, máu vận chuyển đến khớp không thể tuần hoàn ổn định dễ gây ra tình trạng đau nhức xương.
  • Di truyền: Nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh về xương khớp thì bạn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.

2.2. Nguyên nhân bệnh lý

2.2.1. Viêm xương khớp/thoái hóa khớp

Khi tuổi càng cao thì lớp đệm tự nhiên nằm giữa sụn khớp sẽ bị suy giảm khiến sụn bị mỏng, mòn, yếu, dễ bị tổn thương. Khi lớp sụn này biến mất, 2 đầu của xương sẽ cọ xát với nhau gây ra sưng, đau, không còn linh hoạt, có thể xuất hiện gai xương. Hiện tượng thoái hóa khớp thường diễn ra ở người có độ tuổi từ 40 – 60 và là 1 căn bệnh mạn tính.

 

2.2.2. Viêm khớp dạng thấp

Đây là 1 loại viêm khớp tự miễn, đa phần xảy ra ở các khớp nhỏ nhỡ. Bệnh này diễn ra khi hệ miễn dịch tấn công vào hệ thống khớp trong cơ thể gây nên tình trạng đau nhức. Bệnh nhân không được chữa trị sớm sẽ dễ gây ra biến chứng dính khớp hay biến dạng khớp. Bệnh viêm khớp dạng thấp thường xuất hiện ở những người tuổi từ 40 – 60 và nữ giới có khả năng mắc bệnh nhiều hơn nam giới.

 

2.2.3. Viêm bao hoạt dịch

Bao hoạt dịch là 1 túi nhỏ có chứa dịch bên trong đóng vai trò là 1 miếng đệm tại phần xương, gân và những cơ nằm gần khớp giúp con người cử động dễ dàng. Người bị viêm bao hoạt dịch là tình trạng các túi này chứa dịch và phù nề khiến khớp bị cứng và đau. Tuổi càng cao thì khả năng bị viêm bao hoạt dịch càng lớn nhất là những người làm các công việc liên quan đến vận động nhiều.

 

2.2.4. Thoát vị đĩa đệm

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có nhân nhầy bên trong đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu làm chèn ép lên các dây thần kinh và tủy sống. Bệnh nhân sẽ bị đau nhức ở vùng thoát vị và đau dọc theo dây thần kinh bị chèn ép. Tại Việt Nam, thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở những người có độ tuổi từ 30 – 60.

 

2.2.5. Viêm gân xương bánh chè

Xương bánh chè là 1 đoạn xương nhỏ dạng hình tròn nằm ở trước khớp gối và có khả năng di chuyển, nghiêng hoặc xoay. Xương bánh chè có vai trò hỗ trợ chân đi đứng. Gân xương bánh chè có cấu tạo từ các sợi cơ có độ bền và dai. Khi chúng bị viêm nhiễm sẽ làm xảy ra tình trạng sưng tấy và gây đau nhức ở khớp gối.

 

2.2.6. Loãng xương

Đây là tình trạng xương bị giảm mật độ và mỏng dần. Tình trạng này làm cho xương trở nên giòn dẫn đến dễ gãy và bị tổn thương. Biểu hiện đầu tiên của bệnh loãng xương là đau lưng.

 

Cần lưu ý rằng có đến hơn 150 loại bệnh liên quan cơ xương khớp khác nhau là nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức xương khớp ở người cao tuổi. Trên đây chỉ là một số căn bệnh phổ biến thường gặp hiện nay.

  1. Đau nhức xương khớp ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống bệnh nhân?

Đau nhức xương khớp là căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, gây nên nhiều ảnh hưởng và làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống ở người bệnh. Có khoảng 60% người trên 60 tuổi và 85% người trên 85 tuổi mắc bệnh xương khớp tại Việt Nam. Đây là một con số đáng lo ngại, khi mà tuổi tác càng cao thì tỷ lệ đau xương khớp ở người già cũng tăng lên.

3.1. Mất ngủ

Người cao tuổi vốn đã khó ngủ nếu như bị đau nhức xương khớp sẽ càng dễ mất ngủ hơn. Việc thiếu ngủ sẽ khiến cho tình trạng đau nhức gia tăng với mức độ trầm trọng hơn.

 

3.2. Ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày

Những người cao tuổi bị đau nhức xương sẽ khiến cho khả năng thực hiện những hoạt động thường ngày như mặc quần áo, vệ sinh cá nhân,… bị suy giảm.

 

3.3. Tăng cân

Tình trạng đau nhức xương khiến người cao tuổi ngại di chuyển, vận động và nhất là ngại tập luyện thể dục thể thao. Chính việc này đã khiến cho họ tăng cân và triệu chứng bệnh khớp nghiêm trọng hơn. Việc thừa cân cũng sẽ dễ gây ra những biến chứng nặng nề hơn như bệnh tiểu đường, cao huyết áp,…

 

3.4. Trầm cảm

Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2010 đã chỉ ra mối quan hệ giữa bệnh trầm cảm và bệnh xương khớp. Nghiên cứu đã cho thấy rằng, tình trạng đau nhức xương gây tác động đến sức khỏe tâm thần. Có hơn 40% những người thực hiện nghiên cứu có biểu hiện trầm cảm do các triệu chứng viêm khớp gây ra.

 

3.5. Một số biến chứng khác

Những biến chứng có thể xảy ra do đau nhức khớp gồm có:

  • Hoại tử xương.
  • Gãy xương.
  • Viêm nhiễm và chảy máu ở khớp.
  • Thoái hóa gân và các dây chằng bao quanh khớp.

 

  1. Đau nhức xương khớp ở người già làm sao để khắc phục?

Có 6 phương pháp chữa đau nhức xương khớp ở người già phổ biến hiện nay.

 

4.1. Sử dụng thuốc điều trị

Các loại thuốc loãng xương, thuốc điều trị thoái hóa khớp như levagen, kollagen II, bisphosphonate, acetaminophen, thuốc chống viêm không steroid (celecoxib, etoricoxib…) giúp giảm đau nhức nhanh chóng. Tuy nhiên thuốc chỉ mang lại hiệu quả tạm thời, nếu người bệnh ngưng dùng thuốc thì cơn đau sẽ lại tiếp diễn.

 

Việc sử dụng thuốc cần có sự chỉ định của bác sĩ và không nên lạm dụng. Vì những loại thuốc này có kèm theo một số tác dụng phụ hại gan, thận, gây viêm loét dạ dày.

4.2. Liệu pháp xoa bóp

Xoa bóp cơ thể là cách giảm đau xương khớp ở người già hiệu quả đối với tình trạng nhẹ. Các động tác massage giúp lưu thông khí huyết đến vùng bị đau, làm thư giãn các cơ, tác động lên nhiều vùng cơ trên cơ thể và giảm nhức mỏi xương khớp từ bên trong. Một số bài tập xoa bóp gợi ý là massage bằng đá nóng, khăn nóng, xoa bóp yoga thái, xoa bóp mô sâu,…

4.3. Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)

Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) là phương pháp sử dụng chế phẩm từ máu đã chiết tách hồng cầu, bạch cầu và có nồng độ tiểu cầu nhiều hơn 2 – 8 lần so với tiểu cầu bình thường. Bác sĩ sẽ tiêm chế phẩm này vào vị trí đau xương khớp để làm lành vết thương và xoa dịu cơn đau. 

 

4.4. Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng

Phương pháp Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng giúp cải thiện và khôi phục các chức năng cơ – xương – khớp một cách an toàn mà không cần xâm lấn. Vật lý trị liệu có 2 dạng là chủ động và bị động. Dạng chủ động gồm các bài tập thể chất giúp tăng sức mạnh cơ bắp, thúc đẩy tuần hoàn máu và tăng sự dẻo dai cho xương khớp. Dạng bị động sẽ sử dụng các thiết bị hiện đại như sóng âm, nhiệt, ánh sáng, kéo giãn giảm áp bằng máy… để giảm chèn ép dây thần kinh và cơn đau.

 

4.5. Phẫu thuật

Trong trường hợp các phương pháp điều trị đau nhức xương khớp ở người già kể trên không mang lại kết quả khả quan hoặc tình trạng bệnh quá nghiêm trọng, lúc này phẫu thuật sẽ được bác sĩ cân nhắc thực hiện. Tuy nhiên, phương pháp này ẩn chứa nhiều rủi ro sức khỏe như nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh, sưng viêm, đau nhức nặng hơn,… nên người bệnh cần thảo luận với bác sĩ thật kỹ trước khi đưa ra quyết định.

 

  1. Cách giảm đau nhức xương khớp ở người già

Người lớn tuổi đau nhức xương khớp có thể áp dụng một số cách sau để giảm thiểu cơn đau và ngăn tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng:

 

5.1. Thay đổi chế độ ăn uống hợp lý

Xây dựng chế độ ăn uống đủ dưỡng chất tốt cho xương khớp như canxi (tôm, sữa, phô mai…), Omega-3 (cá béo, các loại hạt…), rau xanh (rau cải xoăn, rau chân vịt…). Ngoài ra, người già hạn chế các loại thực phẩm không tốt như đồ nhiều dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp, nước ngọt, rượu bia…

 

5.2. Có lối sống lành mạnh

Ngủ đúng giờ và đủ giấc (ngủ 8 tiếng/ngày, không dùng thiết bị điện tử trước khi ngủ…), tránh căng thẳng quá mức (tập thiền, dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý…) là cách giúp người bệnh giảm các cơn đau nhức do bệnh xương khớp hiệu quả.

 

5.3. Tập luyện thể dục thường xuyên

Rèn luyện cơ thể mỗi ngày với những bài tập phù hợp thể trạng như đi bộ, tập dưỡng sinh. Cơ thể được vận động, tăng sự linh hoạt cho xương khớp, kích thích các chất bôi trơn cho sụn khớp, cải thiện cơn đau nhức.

 

5.4. Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh

Khi trời trở lạnh, người già đau khớp nên mặc nhiều áo dày, giữ ấm các vùng bị đau nhức và tránh ra ngoài quá nhiều. Ngoài ra, uống trà nóng cũng là cách để giúp cơ thể ấm áp hơn.

 

5.5. Duy trì cân nặng phù hợp

Ăn uống điều độ – tập thể dục đều đặn để giữ mức cân nặng vừa phải, không bị béo phì, giúp giảm đau nhức xương khớp và phòng ngừa các bệnh lý xương khớp khác.

 

5.6. Từ bỏ thuốc lá

Thuốc lá có thể làm cho các cơn đau xương khớp trở nên nặng hơn, vì thế người bệnh nên bỏ hút thuốc lá càng sớm càng tốt.

Có thể thấy rằng, đau nhức xương khớp ở người già nếu được điều trị đúng cách sẽ mang lại hiệu quả giảm đau nhức tối đa, đảm bảo sự an toàn, tránh tái phát bệnh và nâng cao sức khỏe thể chất cho người bệnh.

 

Có thể thấy rằng, đau nhức xương khớp ở người già nếu được điều trị đúng cách sẽ mang lại hiệu quả giảm đau nhức tối đa, đảm bảo sự an toàn, tránh tái phát bệnh và nâng cao sức khỏe thể chất cho người bệnh.